Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Tìm Hiểu Về Luật Lao Động - Phần 1: Hợp Đồng Lao Động

Chào các bạn,

Trong quá trình làm và giải quyết công việc tại công ty liên quan đến Luật Lao Động để mọi người dễ nắm bắt và hiểu biết một cách đơn giản hơn, Tôi xin chia sẻ với các bạn một số vấn đề về Luật mà chúng ta quan tâm.

1.1. Khái niệm: 

HĐLĐ là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 15).

1.2. Nghĩa vụ giao kết HĐLĐ (Điều 18):

- Lao động từ đủ 18 tuổi có quyền ký HĐLĐ.

- Lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc giao kết HĐLĐ phải có người đại diện.

- Đối với nhóm lao động thực hiện các công việc mùa vụ, công việc nhất định dưới 12 tháng thì việc giao kết HĐLĐ có thể ủy quyền cho 1 người đại diện ký kết. Trong HĐLĐ này phải có đầy đủ thông tin cá nhân: Họ tên, tuổi, giới tính, địa phương thường trú, nghề nghiệp + chữ ký từng người.

1.3. Loại HDLĐ (Điều 22): 

Có 3 loại HĐLĐ:

- HĐLĐ không xác định thời hạn (1)

- HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng (2)

- HĐLĐ mùa vụ hoặc công việc nhất định dưới 12 tháng (3).

Lưu ý:

- Khi HĐLĐ tại điều (2) và (3) hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày hai bên phải ký kết HĐLĐ mới. Nếu không, HĐLĐ tại (2) sẽ biến thành HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ tại (3) sẽ biến thành HĐLĐ xác định thời hạn 24 tháng.

- Một người lao động trong doanh nghiệp ký kết tối đa 3 HĐLĐ trong đó: 2 HĐLĐ xác định thời hạn và cái cuối cùng là HĐLĐ không xác định thời hạn.

1.4. Những phần cần có khi soạn HĐLĐ:

- Tên và địa chỉ NSDLĐ hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp/Tổ chức.

- Tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường chú, số CMND hoặc giấy tờ hợp pháp của NLĐ.

- Thời hạn và công việc HĐLĐ.

- Chế độ làm việc.

- Quyền hạn và nghĩa vụ của NLĐ.

- Quyền hạn và nghĩa vụ của NSDLĐ.

- Điều khoản thi hành.

Lưu ý: HĐLĐ cần phải được đăng ký với cơ quản quản lý nhà nước về lao động tại nơi doanh nghiệp đóng quân.

Phụ lục HĐLĐ (Điều 24): Phụ lục HĐLĐ quy định chi tiết một số điều khoản sửa đổi, bổ sung trong HĐLĐ như: Tăng lương, thay đổi chức vụ....


Tiền lương trong thời gian thử việc (Điều 28): Ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó.

1.5. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện HĐLĐ:

- Điều 37 Quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người lao động. Trong đó, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NSDLĐ, bạn cần thông báo với chủ doanh nghiệp trước 45 ngày nếu là HĐLĐ không xác định thời hạn; 30 ngày nếu HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng; 3 ngày đối với HĐLĐ mùa vụ hoặc theo 1 công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

- Điều 38 Quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người sử dụng lao động.

1.6. Trợ cấp thôi việc (Điều 48):

- Thời gian làm việc được hưởng trợ cấp thôi việc: từ tháng 12 năm 2008 trở về trước (Từ tháng 1 năm 2009 đã có trợ cấp thất nghiệp chi trả).

- Người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, 1 năm được hưởng nửa tháng lương. Quy tắc làm tròn được quy định tại khoản 5 điều 14 ngị định số 44/2003/NĐ - CP NGÀY 9/5/2003 của chính phủ. Cụ thể như sau:
Từ đủ 1 tháng đến 6 tháng làm việc được tính bằng 6 tháng làm việc và bằng 1/4 tháng lương.
Từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính bằng 1 năm làm việc và bằng 1/2 tháng lương.

- Tiền lương hưởng trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

1.7. Trợ cấp mất việc làm (Điều 49)

- NSDLĐ trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên theo quy định của pháp luật, mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.

- Thời gian làm việc để tình trợ cấp mất việc làm = Tổng thời gian làm việc thực tế - (Thời gian làm việc đã hưởng trợ cấp thất nghiệp + thời gian làm việc được hưởng trợ cấp thôi việc).

- Tiền lương hưởng trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét