Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

NHỮNG STRESS CHUYÊN BIỆT (A. Stress công việc | P.2. Tác hại, Phòng chống)

STRESS CÔNG VIỆC

3. Tác hại:

  Khi những tình huống stress không được giải quyết, cơ thể liên tục trong trạng thái hoạt hóa. Điều này dẫn đến phá vỡ hệ thống sinh học. Kết quả cuối cùng đưa đến sự mệt mỏi, khả năng bảo vệ bị hủy hoại nghiêm trọng, nguy cơ tổn thương bệnh lý tăng.

  Những dấu hiệu sớm của stress dễ nhận thấy:

  + Những rối loạn cảm xúc
  + Rối loạn giấc ngủ
  + Đau đầu
  + Rối loạn bộ máy tiêu hóa
  + Những mối quan hệ phiền toái với gia đình và bạn bè.

  Những tác động của stress công việc gây nên những bệnh lý thường khó nhận thấy vì chúng có thời gian phát triển bệnh kéo dài và có nhiều yếu tố khác tham gia vào quá trình phát triển bệnh. Tuy nhiên, người ta có bằng chứng rằng, stress đóng vai trò quan trọng trong một số bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh tim mạch, rối loạn bệnh lý hệ cơ xương và những rối loạn tâm lý.

4. Stress, sức khỏe và năng suất công việc:

  Một số chủ lao động cho rằng các điều kiện lao động gây stress là một số điều có hại cần thiết. Các công ty phải tạo áp lực lên người lao động, gác về một bên các mối liên quan đến sức khỏe vì sự duy trì năng suất lao động, gác một bên các mối liên quan đến sức khỏe vì sự duy trì năng suất lao động và lợi nhuận kinh tế của công ty.  Nhưng những phát hiện qua nghiên cứu đã thách thức niềm tin này. Đó là những điều kiện làm việc gây stress liên quan đến sự vắng mặt không lý do tăng lên, sự làm việc chậm chạp, và người lao động tăng lên ý nghĩ rời bỏ công việc. Những điều này tác động tiêu cực tới điều cốt yếu của công ty.

  Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy các cơ sở lao động cần xây dựng một "tổ chức khỏe mạnh", ở đó có những chính sách mang lại lợi ích cho người lao động sẽ có lợi nhiều cho điều cốt yếu của công ty. Một tổ chức khỏe mạnh được xác định là tổ chức có tỉ lệ thấp về bệnh tật, chấn thương và mất khả năng của nguồn lực lao động. Stress công việc thấp, sức khỏe người lao động tăng sẽ tương quan với năng suất lao động. Tổ chức này cũng sẽ có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường. Nó bao gồm những điểm sau:

  - Nhận biết ngừoi lao động thao tác công việc tốt
  - Tạo cơ hội cho họ phát triển sự nghiệp
  - Một văn hóa tổ chức, nâng giá trị cho cá nhân người lao động
  - Quản lý những hành động sao cho phù hợp với giá trị tổ chức.

5. Phòng chống stress công việc:

5.1. Quản lý stress:

  Tập huấn về quản lý stress và xây dựng chương trình trợ giúp người lao động cải thiện khả năng chống đỡ với những tình huống công việc khó khăn. Những chương trình quản lý stress dạy cho người lao động về bản chất và những nguồn stress, những tác động của stress trên sức khỏe và những kỹ năng làm giảm stress cho cá nhân:

  - Quản lý thời gian và tập các bài tập thư giãn. Tập huấn quản lý stress có thể nhanh chóng giảm các triệu chứng stress như âu lo và giới rối loạn giấc ngủ. Nó rẻ tiền và dễ thực hiện.

  - Chương trình trợ giúp người lao động: Cung cấp tham vấn cho người lao động cả về vấn đề công việc lẫn vấn đề cá nhân.

5.2. Thay đổi tổ chức:

  Các công ty đang cố gắng làm giảm stress bằng mời tư vấn để khuyên bảo các cách thức cải thiện các điều kiện làm việc. Tiếp cận này là cách thức trực tiếp nhất để giảm stress công việc. Công việc này bao gồm:

  - Sự nhận biết về khía cạnh gây stress của công việc. Thí dụ, những quá tải, những xung đột, những mong muốn...

  - Thiết kế những chiến lươc để làm giảm hoặc loại trừ những yếu tố stress đã được nhận biết.

  Lợi ích của tiếp cận này là nó giải quyết một cách trực tiếp những nguyên nhân gốc rễ của stress công việc. Tuy nhiên, những người quản lý đôi khi không thoải mái với tiếp cận này vì nó liên quan đến những thay đổi về thói làm việc hoặc lịch trình sản xuất, hoặc phải thay đổi cơ cấu tổ chức.

  Cách thay đổi tổ chức để phòng chống stress công việc:

  - Đảm bảo rằng sức nặng công việc là vừa mức với khả năng và nguồn lực của công nhân

  - Thiết kế những công việc để cung cấp ý nghĩa, tình trạng và cơ hội cho công nhân sử dụng những kỹ năng của họ

  - Xác định rõ ràng những vai trò và nhiệm vụ của công nhân

  - Cho phép công nhân có cơ hội tham gia vào những quyết định và hành động tác động tới những công việc của họ

  - Cải thiện việc truyền thông giao tiếp. Giảm thiểu sự không chắc chắn về phát triển sự nghiệp và triển vọng của công việc trong tương lai

  - Cung cấp những cơ hội cho tương tác xã hội giữa những công nhân

  - Thiết lập những kế hoạch công việc tương thích với những yêu cầu và trách nhiệm bên ngoài công việc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét